Đá phạt nhanh là gì? Khi nào được phép đá phạt nhanh

Trong bóng đá, bên cạnh các luật lên phổ biến phổ biến như luật sút 11m, luật việt vị thì luật đá phạt cũng luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người, trong đó không thể không nhắc đến luật đá phạt nhanh. Vậy đá phạt nhanh là gì? Khi nào được phép đá phạt nhanh mà không phạm luật? Cùng five0four.com tìm hiểu đáp án qua bài viết dưới đây nhé!

I. Đá phạt nhanh là gì?

Đá phạt nhanh là một dạng trong đá phạt tự do phổ biến ở mỗi trận đấu. Điều này xảy ra khi  một cầu thủ tấn công bị hàng phòng ngự đối phương phạm lỗi, chẳng hạn như đẩy người, kéo áo, phạm lỗi nguy hiểm,… ở bên ngoài khu vực vòng cấm địa. Lúc này, trọng tài sẽ cất còi để cho bên bị phạm lỗi được hưởng quả đá phạt. 

Đá phạt nhanh hiểu một cách ngắn gọn là tình huống đá phạt mà đội bóng tấn công đưa bóng nhập cuộc mà không cần chờ thông báo cất còi của trọng tài. Trái ngược với đá phạt nhanh là đá phạt chậm. Thuật ngữ này chỉ tình huống chờ còi trọng tài sau khi đảm bảo được khoảng cách 9m15 từ đối thủ. 

Đá phạt nhanh là một dạng trong đá phạt tự do phổ biến ở mỗi trận đấu khi cầu thủ đối phương phạm lỗi ở bên ngoài vòng cấm địa

Hiện nay, FIFA đã áp dụng quy tắc cho các cầu thủ thực hiện tình huống đá phạt tự do, đòi hỏi các cầu thủ cần phải nắm vững quy tắc khi nào có thể đưa bóng nhập cuộc ngay và khi nào cần phải chờ trọng tài cất còi để đảm bảo đúng luật nhất. Những tình huống yêu cầu chờ còi gồm:  Thẻ vàng/ thẻ đỏ trong tình huống phạm lỗi trước đó; một trong hai đội có sự thay đổi người; đội tấn công yêu cầu lập hàng rào từ khoảng cách 9m15; trọng tài quyết định giảm nhiệt độ trận đấu.

Chính vì thế mà đá phạt nhanh thường được các cầu thủ tự do tổ chức trên sân, trong hoàn cảnh mà đối phương chưa kịp chuẩn bị sao cho không vi phạm luật là được. Hiện có rất nhiều bàn thắng được ghi từ các tình huống đá phạt nhanh nhưng lại nhận nhiều sự tranh cãi của cổ động viên bởi họ cho rằng như thế là đá không đẹp.

II. Luật đá phạt nhanh

Đá phạt nhanh là một dạng phổ biến của đá phạt tự do. Nếu đội tấn công đang cầm bóng và bị phạm lỗi thì họ sẽ nhận được lợi thế là quả đạt phạt. Đối với các tình huống bóng gần ở khu vực 16m50, các trọng tài thường sẽ hỏi cầu thủ liệu rằng muốn đá phạt nhanh hay chậm. Điểm đặt bóng để thực hiện cú sút đá phạt nhanh chính là vị trí mà họ đã bị đối phương phạm lỗi. Lúc này đội bóng trong thế phòng ngự cần thiết lập hàng rào cố định để đảm bảo khoảng cách rào chắn cách vị trí thực hiện đá phạt ít nhất là 9m15 để ngăn cản bóng. 

Có thể nói, các tình huống đá phạt nhanh sẽ mở ra cơ hội ghi bàn cho các đội bóng tấn công nhiều hơn

Có thể nói, các tình huống đá phạt nhanh sẽ mở ra cơ hội ghi bàn cho các đội bóng tấn công nhiều hơn. Nguyên nhân là bởi ở thời điểm đó, hàng phòng ngự của đối phương bị mất cảnh giác, chưa thể bố trí, tổ chức bài bản, thực hiện các tình huống đá phạt ở thời điểm đó sẽ thành công tạo nên sự bất ngờ, rối loạn trước khu vực xung quanh vòng cấm của đối thủ khiến họ không kịp phản ứng. 

Ngay khi có tiếng còi của trọng tài vang lên, cầu thủ đối phương sẽ thực hiện tình huống đá phạt ngay và theo luật, không được có bất cứ cầu thủ nào của đội đối phương trong bán kính 3m kể từ vị trí đá phạt. Nếu có cầu thủ cố tình vi phạm thì tình huống đó sẽ được tiến hành lại. 

Trong trường hợp đội tấn công muốn đá phạt chậm thì các trọng tài sẽ phải cất còi để xây dựng hàng rào đảm bảo 9m15 đảm bảo quy định, sau đó đội tấn công mới được thực hiện. Tuy nhiên, các trọng tài không cần phải tuyên bố ý đồ của đối thủ là đá phạt nhanh hay chậm. 

Đá phạt nhanh là pha đá phạt diễn ra trong khoảng thời gian chớp nhoáng, và hoàn toàn đúng luật nên được các đội bóng áp dụng mỗi khi có cơ hội. Cầu thủ thực hiện đá phạt nhanh có thể đưa bóng đi bất cứ nơi nào trên sân mà họ muốn, miễn là bóng được đặt đúng vị trí mà họ phạm lỗi. 

Đá phạt nhanh là pha đá phạt diễn ra trong khoảng thời gian chớp nhoáng, và hoàn toàn đúng luật

Đá phạt có thể đảm bảo được quyền lợi của đội bóng trong các tình huống tổ chức tấn công nhanh hay phản công bởi thời điểm đó hàng phòng ngự của đối thủ chưa kịp lùi về. Trong nhiều trận đấu, đã có các bàn thắng “ăn cắp trứng gà” theo cách phổ biến như sau: khi đối phương đang tổ chức hàng rào chưa xong thì đội bóng tấn công lập tức thực hiện tình huống đá phạt trực tiếp đưa bóng vào lưới. Đây là pha bóng “không đẹp” nhưng hoàn toàn đúng luật nên đều được công nhận.  

Chính vì sự xuất hiện của đá phạt nhanh nên thông thường, mỗi khi đội nhà phải chịu quả đá phạt sẽ có một cầu thủ ôm bóng hoặc đứng ngay phía trước bóng để phòng ngừa tình huống đội bạn đá phạt nhanh khiến hàng thủ bất ngờ. 

Đơn cử như bàn thắng của Real Madrid và lưới Sevilla tại La Liga mùa giải 2015. Trước đó, Asensio bị phạm lỗi trước khu vực vòng cấm nên trọng tài đá cho Real Madrid hưởng quả đá phạt trực tiếp. Trong khi các cầu thủ đối phương đang lựa chọn những nhân tố có chiều cao, thể hình để thiết lập hàng rào thì hậu vệ Nacho bất ngờ thực hiện cú đá chớp nhoáng ghi bàn thành công trong sự ngỡ ngàng của những cổ động viên chứng kiến.

Hậu vệ Nacho bất ngờ thực hiện cú đá chớp nhoáng ghi bàn thành công trong sự ngỡ ngàng của những cổ động viên chứng kiến

III. Tổng kết

Có thể nói, không chỉ riêng bóng đá mà cuộc chơi nào cũng đều có những luật lệ để đảm bảo sự công bằng, khách quan cho các đội bóng bóng tham gia. Và những người cầm cân nảy mực trong mỗi trận cầu đều phải luôn giữ cái đầu lạnh để phán đoán tình huống, đưa ra những quyết định công tâm nhất. Bóng đá là câu chuyện của những khoảnh khắc, và trong quãng thời gian ít ỏi các cầu thủ sẽ buộc phải đưa ra lựa chọn đá phạt làm sao để xuyên thủng mảnh lưới đối thủ.