Với sự phổ biến biến rộng rãi của môn thể thao vua, các biến thể của nó cũng xuất hiện ngàng càng nhiều và được đón nhận rộng rãi.
Hiện nay, các giải bóng đá mini hay futsal được ưa chuộng và phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vậy liệu bạn đã biết chính xác về khái niệm futsal là gì cũng như lịch sử phát triển của nó? Nếu chưa thì cùng five0four.com tìm hiểu ngay dưới bài viết này để nắm được những thông tin cơ bản nhé
I. Futsal là gì?
Bóng đá trong nhà hay Futsal là một loại hình bóng đá thi đấu bên trong nhà thi đấu tại mặt sân cứng, nó có thể được xem là một dạng của bóng đá sân nhỏ, hay bóng đá mini.
Cũng tương tự như bóng đá, thông thường mỗi trận đấu có sự góp mặt của hai đội, mỗi đội phải có tối đa 5 cầu thủ trên sân (bao gồm thủ môn) và 7 cầu thủ dự bị.
Bên cạnh đó, số lượng cầu thủ được thay thế là không giới hạn. Ngoài ra, quả bóng dùng khi chơi futsal sẽ có kích thước nhỏ hơn, cứng hơn và nặng hơn so với quả bóng dùng trong môn bóng đá thông thường.
II. Lịch sử hình thành Futsal
Bóng đá trong nhà bắt đầu hình thành từ năm 1930 tại Montevideo, Uruguay khi Juan Carlos Ceriani, một giáo viên có ý định tạo ra môn thể thao để giải trí tại một cơ sở của Hiệp hội Thanh niên Cơ Đốc YMCA. Ở thời điểm này, bóng đá đang rất được ưa chuộng tại Uruguay.
Đội tuyển quốc gia nước này giành được chức vô địch thế giới vào năm 1930 cùng hai huy chương vàng trong hậu kỳ thế vận hội mùa hè là 1924 và 1928. Do đó đây chính là tiền đề vững chắc để môn thể thao futsal được sản sinh tại quốc gia Uruguay.
Bằng cách sáng tạo ra môn bóng đá dành cho 5 người được chơi trong nhà cũng như ngoài trời dựa trên những nguyên tắc đa dạng và linh hoạt của nhiều môn thể thao khác như: nguyên tắc của bóng đá (chơi bóng bằng tất cả các bộ phận của cơ thể trừ tay), số lượng người chơi và thời lượng người chơi của bóng rổ (5 người chơi trong 40 phút), quy tắc về thủ môn của môn bóng nước, kích thước sân và khung thành của môn bóng ném, cho nên Futsal có sự thú vị nhất định.
Với những ưu điểm nổi bật về cách chơi đơn giản, phù hợp với mọi thời tiết, điều kiện của từng nơi, cho nên thể loại bóng đá mới này đã nhanh chóng được đón chào khắp cả khu vực Nam Mỹ.
Sau này, luật lệ Futsal được Liên đoàn thể thao Brazil đặt ra chính thức đầu tiên vào năm 1958 và nhanh chóng được thông qua ở cấp độ quốc tế.
III. Vị trí thi đấu trong Futsal
Nếu trong bóng đá chuyên nghiệp có những thuật ngữ tiếng Anh đặc trưng như AM,CM,DM, CDM,… để chỉ từng vị trí trên sân thì trong thi đấu Futsal cũng có điều tương tự:
- Goleiro: cầu thủ trấn giữ khung thành, tương tự như thủ môn
- Fixo: cầu thủ chơi chủ yếu ở vị trí phía dưới, tương tự hậu vệ haowjc trung vệ
- Ala: cầu thủ chơi chủ yếu ở vị trí hai bên, tương tự hậu vệ chạy cánh hoặc tiền vệ cánh
- Pivo: cầu thủ chơi chủ yếu ở vị trí phía trên, tương tự tiền đạo, người chơi cao nhất đội
IV. Luật chơi Futsal
1. Mặt sân
Futsal là môn bóng đá thi đấu trong nhà, đa số được chơi trên mặt sân được làm bằng gỗ hoặc vật liệu nhân tạo là chủ yếu.
Sân thi đấu tiêu chuẩn tổ chức các trận đấu quốc tế có kích thước cụ thể là: Chiều dài từ 38 – 42m, chiều rộng từ 20 – 25m.
Đối với việc tổ chức các trận đấu mang cấp độ thấp hơn sân có thể có kích thước: Chiều dài từ 25 – 42m, rộng từ 16 – 25m, nhưng tất cả đều phải đảm bảo sân bóng thi đấu có hình chữ nhật với đường biên cầu môn là biên ngang và ngắn hơn đường biên dọc.
2. Về trang phục thi đấu
Trang phục thi đấu cầu thủ bao gồm áo, quần, tất và giày cao su. Cũng tương tự bóng đá 11 người, thủ môn được phép mặc quần dài và bộ đồ có màu khác để phân biệt với các cầu thủ khác trong đội và trọng tài. Khi ra sân không được phép đeo trang sức hoặc các đồ vật khác có thể gây nguy hiểm khi thi đấu.
3. Số lượng cầu thủ
Trong mỗi trận đấu, mỗi đội sẽ sử dụng 5 cầu thủ thi đấu chính thức, trong đó phải bao gồm 1 thủ môn và có thêm 7 cầu thủ dự bị ở ngoài.
4. Luật thay thế người
Trong mỗi trận đấu số lượng cầu thủ dự bị tối đa là 7 người và các đội bóng có quyền thay người không giới hạn. Những cầu thủ đã bị thay thế ra sân rồi vẫn có thể quay lại thi đấu, tuy nhiên phải tuân theo quy định dưới đây:
- Cầu thủ bị thay thế khi rời sân phải qua khu vực thay người của đội mình
- Cầu thủ vào sân phải đợi cầu thủ bị thay thế bước ra khỏi sân mới được vào
- Trong tài có quyền quyết định 1 cầu thủ dự bị có được vào sân hay không
- Khi hoàn thành thủ tục thay thế thành công, thì cầu thủ vào sân sẽ trở thành cầu thủ chính thức còn cầu thủ ra sân sẽ trở thành cầu thủ dự bị
5. Thời gian thi đấu
Theo quy định của FIFA, một trận đấu Futsal có 2 hiệp thi đấu chính thức và mỗi hiệp kéo dài 20 phút.
Tuy nhiên nếu như sắp hết thời gian thi đấu chính thức nhưng có đội được hưởng 1 quả penalty, đá phạt trực tiếp thì trận đấu vẫn sẽ được tiếp tục cho đến khi nào thực hiện xong thì thôi. Ngoài ra, thời gian nghỉ giữa hiệp cũng rơi vào khoảng 15 phút.
Khi bóng ra ngoài đường biên thì trọng tài bắt buộc phải bấm dừng đồng hồ trận đấu lại, khi bóng trở lại trong sân thì mới bấm cho đồng hồ chạy tiếp.
6. Quy định với cầu thủ
Bên cạnh những tình huống phạm lỗi trực tiếp hay gián tiếp theo quy định cũng gần như tương tự trận đấu với đội hình 11 người thì cần lưu ý là thủ môn không được giữ bóng bên mình quá 4 giây ở phần sân nhà nếu không sẽ bị thổi phạt đền, thủ môn cũng không được chạm bóng từ 2 lần trở lên nếu cầu thủ đội bạn chưa chạm bóng.
Ngoài ra, thủ môn chỉ được nhận bóng một lần bên phần sân nhà cho đến khi có một tình huống bóng chết. Khi nhận bóng từ đường chuyền về từ đồng đội thì thủ môn sẽ chỉ được sử dụng chân.
Nếu trong quá trình đá phạt mà cầu thủ lỡ chân sút tung lưới đội nhà thay vì lưới của đội bạn thì bàn thắng sẽ không được tính cho đội bạn.
Nếu một đội phạm lỗi từ 6 lần trở lên thì đội bạn sẽ được hưởng quả đá phạt trực tiếp 10m (penalty) hoặc một quả đá phạt không có hàng rào chắn từ đội của cầu thủ phạm lỗi tại nơi phạm lỗi.
V. Tổng kết
Trên đây là những thông tin sẽ giải đáp thắc mắc Futsal là gì và những điểm khác biệt của nó so với hình thức thi đấu bóng đá chuyên nghiệp. Mong là sau khi đọc bài viết này bạn đã có cho mình những kiến thức cơ bản về “biến thể” này rồi nhé.