Trong thời buổi hiện đại, trong bất cứ lĩnh vực nào thì profile cũng đều dần trở nên quen thuộc và chiếm một vai trò nhất định. Đây gần như là phương tiện hiệu quả để xem xét, đánh giá và hiểu thêm về một người hay một doanh nghiệp. Vậy Profile là gì? Cần những lưu ý gì để có thể tạo ra một profile chuyên nghiệp? Cùng five0four.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
I. Tìm hiểu về khái niệm và công dụng của profile
1. Profile là gì?
Xét về nghĩa cơ bản, profile dịch theo từ điển Anh – Việt được hiểu là hồ sơ hoặc sơ yếu lý lịch. Còn theo một cách hiểu rõ hơn, đây sẽ là một bản mô tả ngắn gọn, tóm tắt về một cá nhân hoặc một doanh nghiệp nào đó.
2. Profile được sử dụng để làm gì?
Bên cạnh thắc mắc profile là gì thì vai trò và công dụng của nó cũng rất được quan tâm. Cụ thể, profile được sử dụng nhiều như một cách để chứng minh năng lực của bản thân người dùng hoặc của doanh nghiệp.
Profile thường sẽ bao gồm những thông tin cơ bản (tên, cách thức liên hệ,…) cùng mô tả kinh nghiệm, năng lực và quá trình hoạt động. Thông tin thể hiện càng rõ sẽ càng giúp ích trong việc thể hiện với đối tác.
II. Phân loại profile
1. Profile của một cá nhân
Đối với cá nhân, profile như cách gọi khác của sơ yếu lí lịch hay hồ sơ cá nhân. Nó là bản tóm tắt giới thiệu những thông tin, năng lực và kinh nghiệm mà người làm profile muốn thể hiện để mọi người có thể hiểu bạn nhanh chóng. Nếu không biết profile là gì và không sử dụng nó thì chính là một thiệt thòi đối với bạn.
Thông thường, profile cá nhân, sẽ có những thông tin cơ bản gồm:
- Họ và tên: Là thông tin quan trọng và thường được đặt ở đầu và thật nổi bật.
- Ảnh chân dung: Kích thước ảnh phổ biến là 3×4 và rõ mặt (mọi người thường dùng ảnh thẻ cho phần này).
- Những thông tin cá nhân: Ngày/tháng/năm/sinh, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn,…
- Thông tin liên hệ: Số điện thoại, email, Facebook,…
- Kinh nghiệm làm việc: Thể hiện rõ thời gian và lượng công việc bản thân đã từng đảm nhận.
- Kỹ năng: ngoại ngữ, kỹ năng mềm (giao tiếp, thuyết trình,…), kỹ năng văn phòng (word, excel,…)
3. Profile của một doanh nghiệp
Hiện nay, gần như doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ profile là gì và tầm quan trọng của nó cho quá trình hoạt động và phát triển của công ty. Đây có thể được hiểu như một loại hồ sơ năng lực của một doanh nghiệp cụ thể. Hoặc có thể xem nó như một dạng catalog giới thiệu công ty với những thông tin cơ bản từ mô hình hoạt động, thông tin pháp lý, năng lực tài chính,…. Thông thường bản profile loại này sẽ gồm nhiều trang, được Loại profile này cực kì quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp đang gọi vốn, đấu thầu,…
Profile doanh nghiệp thường bao gồm nhiều thông tin, cụ thể như:
Những thông tin được trình bày trên Profile phải đủ chi tiết, gồm các thông tin chính sau đây:
- Thông tin giới thiệu doanh nghiệp: Thông tin cơ bản (tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, email,…), sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu,…
- Quá trình hoạt động của doanh nghiệp qua từng năm từ lúc hình thành đến hiện tại. Thông tin này cần thể hiện được các dự án đã hoàn thành, những đóng góp cho sự phát triển của xã hội.
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, thường chỉ thể hiện khả năng thu lời và chỉ số phát triển.
- Các hình ảnh, sơ dồ thống kê, bảng biểu,… để làm minh chứng cụ thể.
III. Những điều cần lưu ý để tạo profile chuyên nghiệp
Nhiều người hay nói về profile, cần nó để đánh giá về công việc, năng lực. Tuy nhiên lại không nhiều người biết rõ profile là gì hoặc hiểu sai cách làm khiến hiệu quả mang lại không được như mong đợi. Một số lưu ý về cách tạo profile bạn có thể tham khảo gồm:
- Profile thực tế chỉ là bản tóm tắt, giới thiệu sơ bộ về bản thân và doanh nghiệp. Do đó, hãy lựa chọn những nội dung nổi bật, ngắn gọn và súc tích. Tránh việc viết quá nhiều, thể hiện nhiều cái không cần thiết khiến người xem cảm thấy khó chịu, rối mắt hoặc tệ hơn là bỏ qua những thông tin quan trọng bạn muốn thể hiện.
- Thường xuyên cập nhật cho profile những thông tin liên quan mới nhất để người xem, đối tác nhìn nhận được khả năng bắt nhịp thời đại và xu hướng của bạn.
- Trước khi bắt đầu làm profile, bạn nên xác định rõ đối tượng sẽ xem profile của bạn. Từ đó xây dựng nội dung phù hợp nhất, tạo thêm sự thoải mái, thích thú và đánh giá cao năng lực của bạn.
- Sử dụng nhiều hình ảnh độc đáo, nhiều mục sáng tạo và thiết kế ấn tượng để thu hút người xem hơn.
- Hãy chắc rằng những thông tin mà bạn thể hiện trong profile là chính xác. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng, đối tác có cái nhìn thiện cảm hơn nhiều với bạn đấy.
Đọc xong bài viết này, bạn chắc đã biết profile là gì rồi đúng không nào? Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong việc hoàn thành một profile chất lượng, nhận được đánh giá cao từ doanh nghiệp, đối tác của mình.