Luật bàn thắng sân khách là gì? Cúp C1 áp dụng luật bàn thắng sân khách không?

Bóng đá là môn thể thao Vua bởi tồn tại những yếu tố bất ngờ. Khi mà cục diện ở 90 phút trên sân luôn thay đổi một cách chóng mặt khiến người xem khó thể nào biết trước được. Và luật bàn thắng sân khách chính là một trong những lý do tạo nên sự hấp dẫn của nó.

Vậy thực tế, luật bàn thắng sân khách là gì? Tại sao lại có nhiều đội bóng bị loại vì luật bàn thắng sân khách đến thế? Hãy cùng five0four.com tìm ra đáp án nhé. 

I. Luật bàn thắng sân khách là gì?

Bóng đá được ban hành rất nhiều luật lệ sao cho phù hợp với tính chất, truyền thống của từng giải đấu hiện hành. Trong đó, không thể không nhắc đến luật bàn thắng sân khách. 

Away Goals Rule là tên gọi khác bằng tiếng anh của thuật ngữ “Luật bàn thắng sân khách” cực kỳ phổ biến trong bóng đá. 

Luật bàn thắng sân khách là phương pháp phá vỡ thế cân bằng trong khi hai đội bóng thi đấu theo thể thức hai lượt và mỗi đội chơi mỗi loạt đấu trên sân nhà của họ.

Luật này thể hiện rằng việc đội bóng nào ghi được nhiều bàn thắng trên sân khách nhiều hơn khi tổng tỉ số hòa sẽ chiến thắng. 

Cụ thể, luật bàn thắng sân khách được tính như sau: nếu cả hai đội bóng trong hai lượt trận đi và về có tỉ số hòa, thì đội bóng nào ghi được nhiều bàn thắng trên sân khách (sân nhà của đối phương) sẽ là người có quyền giành tấm vé đi tiếp. 

Trong lịch sử, có nhiều trận thắng nổi tiếng vang dội, đồng thời trở thành nỗi ám ảnh của kẻ thất bại. Đơn cử như trong trận bán kết C1 mùa 2008-2009, Andres Iniesta đã làm tan nát trái tim của hàng triệu người hâm mộ Chelsea khi ghi bàn ấn định tỉ số hòa 1-1 trên sân Stamford Bridge cho Barcelona. 

Iniesta ghi bàn thắng quyết định đưa Barca vào trận chung kết

Và với tư cách là đội ghi bàn trên sân khách, Barca giành quyền vào chung kết bởi đội bóng thành London đã bị Barca cầm hòa 0-0 trên sân vận động Camp Nou ở lượt đi. 

Luật bàn thắng sân khách được UEFA giới thiệu lần đầu tiên tại Cúp C1 mùa bóng 1965-1966 tròng trận đấu giữa Budapest Honvéd và Dukla Prague. Từ đó đến nay, luật được áp dụng cho rất nhiều giải đấu lớn trên toàn thế giới.

Nếu hai đội thi đấu áp dụng thể thức hai lượt trận nhưng sử dụng chung một sân vận động thì mỗi đội vẫn được coi là đội sân nhà ở mỗi lượt và luật này vẫn áp dụng. Ngoài ra luật bàn thắng sân khách cũng có thể áp dụng ở những trận đấu mà đội bóng bị xử thua. 

II. Những bất cập của luật bàn thắng sân khách

Luật bàn thắng sân khách tưởng chừng là hoàn hảo bởi nhưng vẫn có rất nhiều người vẫn đặt ra dấu hỏi về tính công bằng của nó. 

Luật bàn thắng trên sân khách khiến cho đội chủ nhà trong trận lượt đi không dám chơi mạo hiểm, họ sợ bị thủng lưới. Một bàn thua trên sân nhà khiến họ bắt buộc phải làm được điều tương tự như đối thủ ở trận lượt về. 

Trong trận lượt về, khi hết 90 phút thi đấu mà cả hai vẫn chưa có bàn thắng thì hai đội sẽ cùng nhau bước vào hai hiệp phụ. 

Thời điểm này, chỉ cần một bàn thắng trong hiệp phụ thì trận đấu coi như sẽ ngã ngũ. Rõ ràng đội bóng nào làm khách ở trận lượt về sẽ có lợi thế lớn hơn so với đội sân nhà. Họ có rất nhiều thời gian để ghi bàn. Một bàn thắng của họ ở thời điểm này còn quý hơn vàng. Đội sân nhà thì nơm nớp lo sợ bị thủng lưới, rồi tính toán, thực hiện các chiêu trò câu giờ để đưa trận đấu vào chấm 11m. 

Nếu đội sân khách có bàn, đội sân nhà bắt buộc phải đẩy đội hình lên cao để tìm kiếm bàn thắng, mà nếu họ có gỡ hòa đi chăng nữa thì chung cuộc đối thủ vẫn giành chiến thắng. Đội sân nhà lúc này bắt buộc phải ghi 2 bàn và không để thủng lưới thì mới có quyền đi tiếp. 

Nhiều đội bóng bị loại vì luật bàn thắng sân khách

Chính vì điều này mà luật bàn thắng sân khách vô tình làm ảnh hưởng đến chiến thuật thi đấu của đội bóng. Họ bắt buộc phải chơi phòng ngự hiệu quả để giữ sạch lưới trên sân nhà, còn đội sân khách bắt buộc phải tấn công tổng lực với mục đích giành lợi thế của mình trước khi trận đấu kết thúc. 

Nói tóm lại, nó khiến các đội bóng không được thoải mái chơi bóng theo cách mình muốn mà ngược lại phải quan tâm nhiều đến số bàn thắng, bàn thua mỗi trận. 

III. Cúp C1 có áp dụng luật bàn thắng sân khách không?

Câu trả lời là không. 

Cuối cùng thì sau 57 năm tồn tại, từ mùa giải 2021/2022 UEFA Champions League, luật bàn thắng trên sân khách được bãi bỏ từ vòng đấu loại trực tiếp tại giải đấu hàng đầu châu Âu này. Đây là một quyết định gây tranh cãi nhưng xét về tổng thể sẽ dẫn đến sự thay đổi trên nhiều mặt trận. 

Như vậy thì nhiệm vụ bảo toàn mảnh lưới trên sân nhà và ghi bàn trên sân khách giờ đây không phải là ưu tiên hàng đầu. 

UEFA cho rằng, việc loại bỏ luật bàn thắng sân khách sẽ đảm bảo tính công bằng cho các đội, khuyến khích họ lên tham gia tấn công nhiều hơn. 

Real giành vé đi tiếp sau khi đả bại Chelsea bằng trận lội ngược dòng không tưởng

Điều này cũng đồng thời giúp cho các đội có thể tập trung vào chiến thuật chơi bóng của riêng mình mà không quan trọng đến bàn thắng, bàn thua, lợi thế để tính toán kỹ càng trong từng trận trận cầu. 

Việc bãi bỏ luật bàn thắng sân khách được kỳ vọng là sẽ đóng vai tròn quan trọng để khiến giải đấu hấp dẫn hơn, cống hiến cho người hâm mộ nhiều bàn thắng hơn. 

IV. Tổng kết

Trên đây là bài viết cung cấp những thông tin hữu ích về luật bàn thắng sân khách cũng như những ảnh hưởng của nó đối với môn thể thao vua. Có thể nói, Nhờ luật bàn thắng trên sân khách mà có nhiều kích tính xuất hiện, cùng những khoảnh khắc đáng nhớ đi vào lịch sử giải đấu này. Bởi cục diện trận đấu có thể thay đổi trong từng tích tắc, đội bóng có thể chuyển từ bại thành thắng chỉ trong một vài giây ngắn ngủi. Đó là điều mà luật này mang đến cho người hâm mộ chính là sự cảm xúc trong từng đường bóng. 

Nhưng suy cho cùng bóng đá cũng phải thay đổi, cải tiến sao cho phù hợp với sự phát triển chung của thời đại. Luật bàn thắng hiện tại được cho là quá lỗi thời.